Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Dự án căn hộ-văn phòng quy mô lớn ngày càng " Hot"


Dạo gần đây tin tức về những dự án căn hộ - văn phòng quy mô lớn sẽ chính thức ra mắt thị trường Hà Nội vào năm 2018 ngày càng hot, trong khi vẫn chưa có một khung khổ pháp lý cần thiết cho loại sản phẩm bất động sản này.


Khách hàng nuôi hy vọng

Ông Nguyễn Văn Minh, chủ một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng có trụ sở chính tại đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) đang tính toán việc di dời văn phòng làm việc về Tổ hợp D’Capitale Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy. Diện tích văn phòng làm việc được ông Minh “mua đứt” của chủ đầu tư trong thời hạn 50 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng). Theo ông, có “an cư” mới “lạc nghiệp”.
Nhưng gần đến ngày “nhận nhà”, lại có nhiều thách thức đặt ra cho chủ doanh nghiệp, khi theo quy định của Luật Nhà ở, nhà chung cư sẽ không được sử dụng làm văn phòng, không được cấp đăng ký kinh doanh, người ở tại căn hộ cũng không được cấp sổ hộ khẩu hay đăng ký thường trú... Nhiều khả năng, diện tích đã mua sẽ chỉ được bố trí làm văn phòng đại diện tại Hà Nội. Như vậy, kế hoạch “an cư, lạc nghiệp” của công ty ông có nguy cơ bị đổ bể.
Tuy nhiên, ông Minh vẫn nuôi hy vọng, “quy định sẽ thay đổi trong tương lai, khi có ngày một nhiều hơn loại hình office-tel được đưa vào sử dụng, bởi nó phù hợp với những doanh nghiệp hiện đại với số lượng nhân lực không lớn. Căn hộ vừa có thể dùng làm văn phòng, vừa làm nhà ở, rất tiện lợi”.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea), office-tel là xu hướng mới, ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Office-tel không chỉ được chắt lọc các ưu điểm cạnh tranh về vị trí trung tâm, diện tích phù hợp, nhà bán giá rẻ, mà còn được xây dựng với nhiều tiện ích cao cấp.
Hà Nội hiện có xấp xỉ 1.000 office-tel được đưa vào sử dụng. Tại TP.HCM, con số này lớn hơn rất nhiều, khoảng 8.000 căn và sẽ tăng gấp 3 vào cuối năm 2018. Sản phẩm office-tel đã thu hút những nhà đầu tư bất động sản lớn như Vingroup, NovaLand, Tân Hoàng Minh, Sacomreal, Hưng Thịnh, Bitexco… với hàng chục ngàn căn được ra mắt trong năm 2018.
“Dòng sản phẩm office-tel rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty mới khởi nghiệp; các công ty nước ngoài muốn mở văn phòng đại diện; các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam... Về lâu dài, cần có một khung khổ pháp lý chính thức để nhà đầu tư và khách hàng yên tâm khi lựa chọn đầu tư vào office-tel”, ông Nam nhận định.

Sớm có khung pháp lý rõ ràng

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này, PGS - TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, mô hình office-tel là một sản phẩm của xã hội, là giải pháp tốt cho thị trường bất động sản. Vì thế, chắc chắn sẽ được xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, do là sản phẩm mới phát sinh trong thực tế cuộc sống, nên để hoàn thiện khung pháp lý cần có sự kết hợp, vào cuộc của tất cả các bộ, ngành như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính… để nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, không để lãng phí nguồn lực cả bên cung và bên cầu của sản phẩm này.
Về cách thức quản lý offic
Dự án căn hộ-văn phòng quy mô lớn ngày càng " Hot"
e-tel, ông Chung cho rằng, có nhiều cách để quản lý và tạo khung khổ pháp lý chính thức cho office-tel như: cư dân sống tại office-tel được xem như khách vãng lai, không tính vào mật độ dân số; chỉ cho phép làm office-tel trong các khu đa chức năng vừa có nhà ở, vừa có văn phòng thương mại và khống chế tỷ lệ diện tích tối đa của office-tel trên tổng diện tích tòa nhà.
Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ còn quản lý office-tel bằng các quy chuẩn khác như yêu cầu chỗ đỗ ô tô nhiều hơn, không gian đi lại rộng hơn, thang máy lớn hơn, cầu thang riêng biệt, hệ thống điện chiếu sáng khác đi…
“Sản phẩm này đang được mua bán nhộn nhịp nghĩa là có nhu cầu thực tế. Có nhu cầu thì phải mở ra hành lang pháp lý cho thị trường vận động, không nên thấy khó thì cấm”, ông Chung nhấn mạnh.
Ông Alex Crane, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cũng cho rằng, việc chưa có quy định cụ thể về quyền sở hữu và sử dụng căn hộ lai giữa mục đích làm việc và lưu trú, cũng chưa có các quy định về việc sở hữu căn hộ office-tel, nên người mua căn hộ này sẽ gặp nhiều rủi ro về mặt pháp lý.
“Việt Nam cần sớm có một khung pháp lý rõ ràng về loại hình office-tel. Điều đó sẽ giúp xác định rõ đối tượng khách hàng cũng như các cơ hội cho nhà đầu tư, giúp mô hình này thu hút người mua nhiều hơn”, chuyên gia của Cushman & Wakefield nhận định.

Xem thêm: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN: MỐI E NGẠI CỦA CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP



0 nhận xét

Đăng nhận xét